Làm Thế Nào Để Phòng Tránh Chấn Thương Khi Bơi Lội?
Bơi lội là một hoạt động thể thao vừa có tính giải trí cao, vừa đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách, bạn có thể gặp phải những chấn thương không mong muốn khi bơi lội. Vậy bạn có biết, đâu là những cách giúp phòng tránh chấn thương khi bơi lội? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Honey Buddy nhé!
Chấn thương thường gặp trong bơi lội
Trước khi học cách phòng tránh chấn thương khi bơi lội, bạn cần biết được đâu là những chấn thương thường gặp cũng như nguyên nhân gây ra những chấn thương này dưới đây:
Chấn thương vai
Vai là phần dễ bị chấn thương khi bơi lội nhất vì phải đảm nhận vai trò quan trọng trong việc di chuyển dưới nước. Lúc này, vai phải liên tục chuyển động theo một hướng trong thời gian dài, làm cho cơ bắp và gân xương vai dần trở nên cứng, mất đi sự linh hoạt.
Chấn thương xương sống
Mặc dù bơi lội được biết đến là hoạt động thể thao có lợi cho xương sống, nhưng nếu không bơi đúng kỹ thuật, bạn có thể gặp phải tình trạng chấn thương xương sống vô cùng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương này là nhiều người thường bơi với tư thế nâng ngực cao hơn mức cần thiết, khiến cho các cơ lưng hoạt động quá tải, từ đó gây áp lực lên xương sống.
Bên cạnh đó, thở không đúng kỹ thuật cũng làm tăng nguy cơ đau lưng. Khi bơi, việc ngẩng đầu quá cao để thở có thể gây áp lực cho cột sống. Các động tác xoay, lật người cũng có thể uốn cong cột sống. Nếu diễn ra lâu dài, đây có thể là nguyên nhân gây ra những chấn thương nghiêm trọng khi tập luyện.
Chấn thương hông
Nguyên nhân chính gây chấn thương hông thường là do việc thực hiện động tác đá chân để đẩy nước không đúng kỹ thuật. Việc đá chân quá rộng có thể gây ra những căng thẳng không cần thiết lên đầu gối và khớp háng, dẫn đến chấn thương.
Chấn thương đầu gối
Khi bơi, bạn cần liên tục đạp chân để tạo lực đẩy dưới nước. Điều này đòi hỏi các vùng cơ xung quanh đầu gối hoạt động mạnh mẽ nên đôi khi có thể gây đau nhức, chấn thương.
Làm thế nào để xử lý chấn thương khi bơi
Không chỉ học cách phòng tránh chấn thương, bạn cũng cần biết cách làm thế nào để xử lý những chấn thương có thể gặp phải khi bơi lội:
- Đau ngay sau khi tập: Dùng đá lạnh lăn vào vùng bị đau trong khoảng 10 phút, thực hiện 2 lần mỗi ngày để giảm đau. Lúc này, bạn nên kết hợp xen kẽ các bài tập bơi khác nhau để tránh gây áp lực quá nhiều lên một bộ phận.
- Đau dữ dội kéo dài: Nếu các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 ngày thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
- Chấn thương vùng cổ: Lúc này, bạn cần ưu tiên tập những bài tập bổ trợ cho cổ, vai để thả lỏng cơ bắp.
- Đau, sưng tấy vùng lưng dưới: Bạn cần hạn chế việc luyện tập và thực hiện xoa bóp để làm nóng khu vực bị đau. Đồng thời thực hiện những bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp để giúp thư giãn vùng cơ lưng, cải thiện tình trạng đau nhức.
Cách phòng tránh chấn thương khi bơi lội
Khởi động kỹ
Để phòng tránh chấn thương không mong muốn, trước khi bơi, bạn cần khởi động đầy đủ các khớp cổ tay, cổ chân, khớp vai, khuỷu tay, đầu gối và cổ để làm nóng cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động bơi lội. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các bài tập chạy bộ tại chỗ, mô phỏng các động tác bơi trên cạn để cơ thể có sự chuẩn bị trước khi bắt đầu bơi.
Bơi đúng kỹ thuật
Khi bắt đầu bơi, bạn cần tránh việc thực hiện các động tác bơi phối hợp và tập trung vào các bài tập theo trình tự: thở đều, động tác chân, sau đó là động tác tay. Đây là cách giúp cơ thể thích nghi dần với sự vận động sau khi xuống nước, từ đó phòng tránh chấn thương không mong muốn.
Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi kiểu bơi để giảm thiểu áp lực cho xương và khớp. Nếu cảm thấy mệt, hãy nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi. Đây là cách đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong luyện tập bơi lội.
Sử dụng gel năng lượng thể thao Honey Buddy
Việc sử dụng gel năng lượng thể thao Honey Buddy không phải là một biện pháp trực tiếp để phòng tránh chấn thương khi bơi lội. Tuy nhiên, Honey Buddy được thiết kế để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong quá trình tập luyện, bơi lội, từ đó hỗ trợ phòng ngừa chấn thương hiệu quả.
Khi bơi lội, cơ thể cần nhiều năng lượng để hoạt động. Sử dụng gel năng lượng Honey Buddy có thể giúp duy trì, cung cấp năng lượng tức thì, giảm tình trạng mệt mỏi, từ đó phòng ngừa chấn thương có thể xảy ra khi bơi lội.
Được làm từ công thức đặc biệt 100% từ mật ong và sữa ong chúa, gel năng lượng Honey Buddy cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách an toàn, đồng thời cung cấp những dưỡng chất có lợi cho cơ thể nên bạn cũng có thể sử dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi. Một cơ thể được phục hồi đầy đủ mới đảm bảo an toàn cho các lần bơi lội sau của bạn.
Khi thực hiện đúng, đủ những cách phòng tránh chấn thương khi bơi lội trên, bạn sẽ có trải nghiệm an toàn, thú vị và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy đặt sự an toàn lên hàng đầu và để Honey Buddy đồng hành cùng bạn trong quá trình rèn luyện sức khỏe, tốt hơn mỗi ngày nhé!
Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo để được cập nhật thêm những kiến thức bổ ích khác nhé!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, hãy nhanh chóng liên hệ với Fanpage và Website của Honey Buddy để được hỗ trợ ngay lập tức. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Các vận động viên có thể sử dụng các sản phẩm lấy năng lượng tức thì trước và trong khi luyện tập, thi đấu với:
E-BOOSTER: MẬT ONG SỮA CHÚA TỰ NHIÊN - CHỈ 399K
NĂNG LƯỢNG TỨC THÌ CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
100% CARBOHYDRATE TỰ NHIÊN
100% THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Các vận động viên có thể sử dụng các sản phẩm phục hồi năng lượng trong và sau khi luyện tập, thi đấu với:
E-RECOVERY: MẬT ONG TỰ NHIÊN - CHỈ 349K
NĂNG LƯỢNG PHỤC HỒI CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
100% THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
GI THẤP
CÔNG TY TNHH TÀI NGUYÊN TRÁI ĐẤT XANH
Địa chỉ: Số 41/16/4 Đường Gò Cát, Phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 091 666 4372 (Mr. Dũng) hoặc 0961 888 453 (Mr. Tùng)
Website: https://www.honeybuddy.vn/
Facebook: Honey Buddy
Yotube: HoneyBuddyOfficial